Breaking News
Loading...
Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Info Post


Có bao giờ bạn thấy laptop có một số biểu hiện lạ: khởi động ì ạch, “bó tay” trước các phần mềm mà trước đây từng xử lý trơn tru, hay vô cớ đóng các chương trình đang hoạt động? Đây là những gì có thể xảy đến với một chiếc laptop cũ, lúc này bạn hãy thử một số phương pháp để cải thiện hiệu suất hoạt động của máy.

1. Quét virus



Nếu thường xuyên sử dụng Internet thì bạn chắc hẳn phải đối mặt với virus ít nhất một lần. Có thể chúng không đáng sợ đến nỗi đánh cắp thông tin hay “ăn” mất dữ liệu của bạn, nhưng chúng cũng sẽ gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của laptop. Do vậy, nếu thấy máy chạy chậm hay phát sinh các biểu hiện lạ, việc đầu tiên bạn cần làm là quét virus với các phần mềm diệt virus mà bạn có thể tìm thấy trên hoductin  như Bitdefender, Avira, Avast, AVG…

2. Ghost máy

Ngày ngày qua tháng khác, chiếc laptop thân yêu của bạn trở nên chậm chạp và gặp nhiều khó khăn trước những công việc mà trước đây từng xử lý một cách dễ dàng. Điều này cũng dễ hiểu, vì bất kỳ chiếc máy tính nào qua một thời gian sử dụng cũng đều phải đối mặt với những vấn đề chung như ổ đĩa bị phân mảnh, driver bị quá hạn, ổ cài đặt bị chiếm dụng không rõ nguyên nhân… Một cách để khắc phục những vấn đề này là ghost máy.

Ghost là việc sao lưu lại một hay nhiều phân vùng ổ cứng bằng cách tạo ra 1 file của phân vùng đó để khi cần, bạn chỉ cần dùng chương trình Ghost để bung file ảnh đó để có được một hệ thống hết như cũ.

Tuy nhiên đó là câu chuyện của vài năm trước khi bạn kịp tạo một bản ghost cho chiếc máy tính mới mua về hoặc mới cài lại. Nếu không có bản ghost cho riêng mình thì bạn có thể sử dụng bản ghost đa cấu hình được chia sẻ rất nhiều trên mạng. Một vấn đề của các bản đa cấu hình này là chúng thường có thể có sẵn một số phần mềm mà bạn không cần đến, hay các phần mềm cài đặt trong bản ghost đã lỗi thời. Lúc này bạn cần dùng một số phần mềm để gỡ bỏ chúng, chẳng hạn như Total Uninstall, PC Decrapfier, Revo Uninstaller… Bạn có thể download các phần mềm này về máy và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên hoductin trước khi sử dụng.



3. Cài lại máy

Chúng ta đều biết các phiên bản hệ điều hành mới thường hoạt động hiệu quả hơn các bản cũ, ngoại trừ đứa con nhiều tai tiếng của Microsoft là Windows Vista. Do vậy nếu laptop của bạn đang dùng hệ điều hành này, thì không có lý do gì bạn phải ngần ngại khi nâng cấp lên Windows 7 và mới đây nhất là Windows 8. Điều này cũng đúng nếu bạn đang dùng Windows XP và Windows 7, tất nhiên với điều kiện laptop của bạn tương thích với hệ điều hành mới.



Ngoài ra, bạn cũng có thể khám phá một môi trường hoàn toàn mới như Linux, hệ điều hành mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí. Bên cạnh đó nếu chưa sẵn sàng, bạn có thể cài song song một hệ điều hành khác trên laptop để thử nghiệm, lúc đó hệ thống sẽ cho bạn thêm một lựa chọn hệ điều hành khi khởi động máy.

Bước 4: Nâng cấp phần cứng

Bạn từng rất tự hào với bạn bè nhờ chiếc laptop hạng A mà bạn vừa mới mua. Nhưng đó là câu chuyện của 5 hay 6 năm về trước. Với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin thì chiếc laptop hoàng kim một thời của bạn đã trở nên quá đuối sức so với các hệ thống mạnh mẽ hiện nay, và điều bạn cần nghĩ tới là nâng cấp phần cứng cho chiếc laptop của mình để cho nó “bằng bạn bằng bè”.



Trước tiên, hãy nghĩ ngay đến việc thêm RAM cho chiếc laptop của bạn, vì đây là phần cứng dễ thay thế nhất ở một chiếc laptop. Khi nâng cấp RAM, bạn không quá mất công tháo lắp, không mất nhiều chi phí và cũng là cách rất hiệu quả để cải thiện tốc độ của chiếc máy tính của bạn. Hãy tìm hiểu xem laptop của bạn sử dụng loại RAM gì, hỗ trợ tối đa bao nhiêu… để mua RAM cho phù hợp.

Bộ phận thứ hai có thể cải thiện tốc độ hoạt động của laptop chính là ổ cứng. Ba tiêu chí bạn cần quan tâm khi mua một chiếc ổ cứng mới là chuẩn giao tiếp, dung lượng và tốc độ quay của đĩa cứng, trong đó tốc độ quay sẽ tác động rất lớn đến hiệu suất của máy. Có hai loại đĩa cứng hiện nay là 5400rpm và 7200rpm (round per minute – vòng/phút). Ổ đĩa có tốc độ càng nhanh thì thời gian truy xuất dữ liệu càng nhỏ, tuy nhiên tốc độ quay lại tỉ lệ thuận với độ lớn của tiếng ồn và lượng nhiệt tỏa ra, do vậy hãy cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Ngoài RAM và ổ cứng, còn nhiều phần cứng khác mà bạn có thể nâng cấp, chẳng hạn như ổ quang, card mạng… Tuy nhiên nếu các bộ phận này ở chiếc laptop cũ của bạn vẫn hoạt động ổn định thì việc thay thế chúng là không cần thiết. Lời khuyên cuối cùng là hãy nâng niu laptop như thời kỳ đầu, chắc chắn nó sẽ không làm bạn thất vọng, ít nhất là cho đến lần nâng cấp tiếp theo.
Comments
0 Comments
Facebook Comments by Ho Duc Tin

0 nhận xét:

Đăng nhận xét